nhấp để bật thu phóng
tải...
Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ kết quả nào
mở bản đồ
Lượt xem Lộ trình Vệ tinh Hỗn hợp Địa hình Vị trí của tôi Toàn màn hình Trước đó Kế tiếp
Kết quả tìm kiếm của bạn

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành tái khởi động

Gửi bởi Châu Tuấn trên 27/06/2022
0

Đủ điều kiện để tái khởi động dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức-Long Thành trị giá 1,6 tỷ USD sau khi thi công cầm chừng nhiều năm do thiếu vốn.

default

Loại bỏ dần các nút thắt về kinh phí.

Theo nguồn tin của Báo Đầu tư, giữa tuần trước, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có tờ trình số 5980 / TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành.

Bộ GTVT – trong vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư đã kiến ​​nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Bến Lức-Long Thành theo hướng cho phép sử dụng vốn dư của Hiệp định vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần 2 số 3391-VIE để cho hoàn thành các công việc chưa được thực hiện của Hiệp định vay lần 1 (số 2730- VIE) do hết hạn Hiệp định.

Ngoài ra, nguồn vốn dư tại Hiệp định số 3391 – VIE cũng sẽ được sử dụng để thực hiện các hạng mục nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí… của Dự án do không được sử dụng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Theo đánh giá của Bộ GTVT, đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng hoàn thành, đưa vào khai thác Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành vào ngày 31/12/2023.

“Các nội dung liên quan khác của Hiệp định vay đã ký cho phép tiếp tục áp dụng để đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán theo quy định của Luật Điều ước quốc tế”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

Ông Phạm Hồng Quang, Tổng giám đốc VEC cho biết, tính đến giữa tháng 6/2022, tại 11 gói thầu xây lắp chính, sản lượng thi công đạt 78,96% (10.858 tỷ đồng/13.751 tỷ đồng tổng giá trị các hợp đồng, không bao gồm dự phòng, thuế).

Được biết, tổng giá trị ước tính của các dự án nêu trên khoảng 74 triệu USD, trong đó, phần vốn dự kiến chi cho các gói thầu xây lắp, tư vấn chưa hoàn thành trong thời gian có hiệu lực của khoản vay Hiệp định 2730-VIE khoảng 67,42 triệu USD; các hạng mục xây dựng các nhà trạm thu phí, tòa nhà trung tâm giám sát, văn phòng điều hành trạm thu phí… phục vụ công tác thu phí hoàn vốn Dự án giá trị 6,6 triệu USD.

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư, được khởi công vào tháng 7/2014, dự kiến ​​hoàn thành vào năm 2018. Dự án được chia làm 3 phân đoạn, gồm đoạn giữa (chủ yếu là các cầu vượt sông lớn), đoạn đường phía Tây và phía Đông.

Cần nói thêm rằng kể từ tháng 8/2020, Bộ GTVT đã đề xuất cấp có thẩm quyền việc sử dụng phần vốn còn lại sau đấu thầu tại Hiệp định 3391- VIE để hoàn thành dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đến nay đã lấy xong ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan.

Các gói thầu đoạn phía Tây, gồm 5 gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3 và A4), do Hiệp định vay 2730-VIE đã đóng ngày 30/6/2019, nên không có vốn thanh toán, dẫn đến các nhà thầu đã dừng thi công từ giữa năm 2019 đến nay.

Đối với các gói thầu đoạn giữa, gồm 3 gói thầu J1, J2 và J3 (sử dụng vốn vay JICA) do Quốc hội tạm dừng phân bổ vốn ngân sách cho Dự án từ tháng 11/2018, nên từ tháng 1/2019 đến nay, các nhà thầu Nhật Bản đã dừng thi công, mặc dù thời gian của Hiệp định vay JICA có thời hạn giải ngân đến ngày 17/7/2024.

Đối với các gói thầu đoạn phía Đông (3 gói thầu A5, A6 và A7), sử dụng vốn từ Hiệp định vay ADB số 3391-VIE, sau khi được gia hạn hiệp định, 2/3 gói thầu đã thi công trở lại từ đầu năm 2021. Riêng nhà thầu thi công gói A6 đã dừng thi công từ năm 2020 và đề nghị chấm dứt hợp đồng tại thư ngày 27/11/2020.

Các gói thầu Tư vấn giám sát, tư vấn phụ trợ khác trong Dự án, VEC cho biết là đã hết hạn hợp đồng, cần gia hạn tương ứng với tiến độ các gói thầu xây lắp.

Quay về đúng quỹ đạo

Cũng cần nói thêm, nút thắt lớn nhất liên quan đến nguồn vốn triển khai tiếp cho Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng như các dự án khác của VEC là việc tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư 5 dự án đã có kết quả rất khả quan.

Từ đầu năm 2019, có tới 4/5 dự án xây dựng đường cao tốc, trong đó có cao tốc Bến Lức – Long Thành do VEC làm chủ đầu tư, không được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 (vốn nước ngoài) theo quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội. Điều này dẫn tới việc các đoạn tuyến sử dụng vốn vay JICA thi công cầm chừng và dừng thực hiện từ hơn 3 năm qua.

Sau khi được cấp có thẩm quyền thống nhất về chuyển vốn vay về cho vay lại sang cấp phát cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư, trên cơ sở báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến thống nhất của các thành viên Chính phủ, ngày 9/5/2022, Chính phủ đã có Tờ trình số 08/TTr-CP và Báo cáo số 09/BC-CP trình Quốc hội về việc chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước đối với các dự án do VEC và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) làm chủ đầu tư.

Nội dung này sau đó đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại phiên họp ngày 13/5/2022 và Quốc hội đã thông qua tại phiên họp ngày 7/6/2022, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV.

Ông Lê Anh Tuấn cho biết, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ thực hiện các thủ tục tiếp theo để giao kế hoạch vốn nước ngoài (vốn ODA), trong đó có vốn vay JICA cho các dự án do VEC làm chủ đầu tư, bao gồm cả Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Đoạn vượt sông Mương Chuối

“Như vậy, dự kiến trong tháng 7/2022, vướng mắc về vốn vay JICA sẽ được giải quyết và Bộ GTVT là cơ quan tiếp nhận kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và hằng năm đối với các Dự án của VEC”, lãnh đạo Bộ GTVT thông tin.

Ngoài ra, sau khi Chính phủ giao kế hoạch vốn ODA theo hình thức cấp phát ngân sách nhà nước cho các dự án, trên cơ sở giá trị quyết toán các dự án đến thời điểm hiện nay, VEC sẽ hoàn thiện thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh các dự án đầu tư (tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn…).

Trên cơ sở đó, VEC đề xuất thực hiện các thủ tục đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Tài chính xem xét ghi tăng vốn điều lệ cho VEC đối với phần vốn nhà nước đầu tư trực tiếp vào 5 dự án của VEC.

“Điều này cho phép VEC tiếp tục huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các dự án đường cao tốc mới, giúp trở lại quỹ đạo là ‘cánh chim đầu đàn’ trong phát triển đường cao tốc quốc gia”, lãnh đạo VEC cho biết.

Theo cơ cấu vốn đầu tư của 5 dự án tạm thời xác định theo Quyết định số 2323 / QĐ-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải (cơ bản theo chủ trương đã được cấp có thẩm quyền đồng ý), phần vốn nhà nước đầu tư vào các dự án là 48.126 tỷ đồng; phần vốn VEC huy động là 56.873 tỷ đồng. Như vậy, nếu ghi nhận VEC tăng vốn điều lệ thêm 48.126 tỷ đồng thì tổng vốn điều lệ của VEC xấp xỉ 49.105 tỷ đồng (hiện vốn điều lệ của VEC là 978,71 tỷ đồng). Khi đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của VEC khoảng 1,16 lần, không vượt quá 3 lần như năm 2018.

“Điều này cho phép VEC tiếp tục huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án đường cao tốc mới, giúp trở lại vị trí ‘đầu tàu’ trong phát triển đường cao tốc quốc gia”, lãnh đạo VEC cho biết.

.
.
.
.

So sánh các bảng liệt kê