nhấp để bật thu phóng
tải...
Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ kết quả nào
mở bản đồ
Lượt xem Lộ trình Vệ tinh Hỗn hợp Địa hình Vị trí của tôi Toàn màn hình Trước đó Kế tiếp
Kết quả tìm kiếm của bạn

Mất ngủ vì không đòi được tiền cọc mua đất

Gửi bởi Châu Tuấn trên 21/03/2020
0

CafeLand – Khi tiếp cận khách hàng, nhiều nhân viên môi giới cam kết sẽ trả lại tiền đặt cọc nếu thương vụ mua bán không thành. Thế nhưng trên thực tế, không ít khách hàng đã mất ăn mất ngủ vì không đòi được số tiền đã đặt cọc.

Tin lời môi giới

Do tin lời của nhân viên môi giới, rằng cứ đặt cọc nếu không mua thì sẽ được hoàn trả tiền lại, nên chị Hòa đã đóng 50 triệu đồng để giữ chỗ mua đất nền tại Đồng Nai. Nhưng sau đó chị không muốn mua và muốn lấy lại khoản tiền đã đặt cọc tại dự án, nhưng không được. Hiện nay, chị Hòa đang “mệt mỏi” với số tiền này.

Phản ánh đến CafeLand, chị Hòa (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết, ngày 13/2, chị và một số người bạn đi theo xe của Công ty bất động sản Vạn An Phát (trụ sở chính ở Phan Đăng Lưu, phường 7, quận Phú Nhuận, TP.HCM) để xem một dự án bất động sản có tên Khu dân cư đất ở tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai do doanh nghiệp này phân phối.

Mặc dù ban đầu nhân viên môi giới của Vạn An Phát chỉ nói là đi với mục đích tham khảo dự án, nhưng khi đến nơi thì họ liên tục thúc giục khách hàng đặt cọc giữ chỗ để mua nền đất.

“Tư vấn công ty nói là chỉ cọc giữ chỗ cho những lô ưu đãi và sẽ có chiết khấu thêm. Họ còn cam kết trả lại khoản tiền đặt cọc nếu vì lý do nào đó mà khách hàng không đủ điều kiện để tiếp tục giao dịch”, chị Hòa nói.

Do tin vào những lời tư vấn trên, chị Hòa đã đặt cọc 50 triệu đồng giữ chỗ mua một nền đất tại dự án. Tuy nhiên, trong phiếu thỏa thuận nhân viên ghi tới hai nền đất với mã sản phẩm là GD3 – 11 + 12, phiếu thu cũng không ghi diện tích của lô đất và giá bán.

Khi chị Hòa thắc mắc thì được nhân viên môi giới trấn an “chỉ giữ chỗ thôi cô, không quan trọng, sau này sửa lại được”.

Tuy nhiên, sau khi về nhà tính toán lại khả năng tài chính, chị Hòa quyết định không tiếp tục thực hiện giao dịch nên gọi điện cho nhân viên của Vạn An Phát với mong muốn lấy lại khoản tiền cọc.

Sau đó, chị được Công ty Vạn An Phát mời đến văn phòng để làm việc. Tuy nhiên, sau nhiều lần trao đổi, cả hai đều không tìm được tiếng nói chung. Chị Hòa chỉ muốn lấy lại khoản cọc, còn phía Vạn An Phát không trả lại tiền mà đưa ra nhiều phương án khiến chị không thể đáp ứng.

“Tôi thật sự không đủ tài chính để tiếp tục nên muốn lấy lại khoản tiền cọc. Nếu có những chi phí xe đi xem dự án, chi phí cho nhân viên môi giới thì các bạn có thể khấu trừ vào phần cọc và hoàn trả phần còn lại tôi”, chị Hòa chia sẻ.

Vạn An Phát nói gì?

Phản hồi CafeLand, đại diện Công ty bất động sản Vạn An Phát cho biết, với dự án khu dân cư đất ở tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom phía công ty đã được ủy quyền để triển khai kế hoạch bán hàng, chủ động tổ chức tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn bên thứ ba đến tham quan dự án.

Công ty được quyền ký kết phiếu thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất; thu tiền đặt cọc, tiền thanh toán và tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bên thứ ba.

Về trường hợp của chị Hòa, Vạn An Phát đã thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm với khách hàng.

“Ngay sau khi tham quan thực địa dự án, được nhân viên kinh doanh tư vấn về tiềm năng, các chính sách, điều kiện chuyển nhượng của công ty và cung cấp đầy đủ thông tin hồ sơ pháp lý dự án”, đại diện Vạn An Phát cho biết.

Việc chị Hòa không tiếp tục thực hiện giao dịch vì lý do không đủ khả năng tài chính. Theo nội dung thỏa thuận đã ký, nếu sau ba ngày bên mua không thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc và đóng tiền đợt 1 thì bên mua sẽ mất toàn bộ tiền cọc. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho khách hàng, phía công ty đưa ra phương án bảo lưu khoản tiền cọc trong vòng ba tháng để chuyển dự án khác đầu tư.

Trước phản hồi của Vạn An Phát, chị Hòa không đồng tình với phương án công ty này đưa ra. Chị cũng khẳng định, trong quá trình tư vấn, phía nhân viên của Vạn An Phát đã không tư vấn đầy đủ và chính xác thông tin, bà cũng chưa được xem các giấy tờ pháp lý đầy đủ về dự án.

Rủi ro trong giao dịch đặt cọc

Theo luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP.HCM, nếu bất động sản đủ điều kiện giao dịch theo quy định Luật kinh doanh bất động sản thì việc đặt cọc là biện pháp đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, là bước chuẩn bị cần thiết, bên bán chuẩn bị giấy tờ để công chứng, bên mua chuẩn bị tiền.

“Tiền cọc là biện pháp để đảm bảo ký kết hợp đồng mua bán. Bên bán có thể nhận cọc nhưng không được sử dụng khoản tiền đó nếu chưa thực hiện ký kết hợp đồng với bên mua”, ông Phượng nói.

Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách sử dụng các hợp đồng đặt cọc, góp vốn, hợp tác đầu tư… để bán các dự án chưa đủ điều kiện pháp lý như chưa có sổ đổ, chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý nên tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Một số văn bản thỏa thuận cố tình đánh tráo khái niệm, chẳng hạn giữ chỗ hoàn toàn không phải là đặt cọc nhưng trong thỏa thuận giữ chỗ lại lồng cả nội dung đặt cọc khiến người mua chủ quan không hiểu hết dễ bị mắc bẫy.

“Không ít trường hợp nhận tiền cọc xong rồi ép khách hàng vào các giao dịch bất lợi, đưa vào các quy định ép buộc hoặc hạn chế quyền của bên mua trong hợp đồng mua bán, tăng giá,… nếu người mua không tiếp tục thì không hoàn trả tiền đặt cọc”, ông Phượng nói.

Để tránh rủi ro trong quá trình đặt cọc, luật sư Phượng khuyến cáo người mua nên tìm hiểu kỹ về uy tín của chủ đầu tư, pháp lý của dự án trước khi xuống tiền. Người dân có thể đến UBND xã/phường nơi có dự án để hỏi thông tin về dự án. Những thông tin về quy hoạch thì có thể kiểm tra ở văn pòng đăng ký đất đai, UBND quận/huyện.

.
.
.
.

So sánh các bảng liệt kê